image banner
Truyền thống văn hóa

I. LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN : 97 lễ hội

1- Có 49 lễ hội là Lễ Cầu An, chủ yếu vào tháng Giêng, một vài nơi cuối tháng Chạp hoặc đầu tháng 2, đối tượng thờ là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Lễ Cầu An ở Cần Giuộc, tuy là lễ hội được tổ chức trọng thể nhất trong các lễ hội khác ở đình làng các xã so với các lễ hội Hạ điền, Cầu bông … nhưng về mặt qui mô vẫn ở mức trung bình, nghi thức vẫn chưa đầy đủ nên toàn bộ lễ hội ở Cần Giuộc vẫn là hội lệ.

3- Có 1 lễ hội có đối tượng thờ đặc biệt là Anh hùng liệt sĩ (miếu Vong Uất, ấp Phước Hưng, xã Phước Lâm).

4- Có 6 lễ hội là cúng Hạ điền, thời gian khoảng tháng 4 đến tháng 5, thờ Thần Nông.

5- Có 8 lễ hội là cúng Cầu bông, thời gian khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, thờ Thần Nông.

6- Có 1 lễ hội cúng bà Chúa Xứ, thờ Chúa Xứ Nương Nương chủ yếu vào tháng 2 đến tháng 3.

8- Có 1 lễ hội là cúng Thổ Thần.

9- Có 6 lễ hội là cúng Tiên sư.

  Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc, múa hát thờ trong khi tế chỉ có một hình thức là nhạc lễ và diễn trò lễ.

- Lễ vật dâng thánh trong Lễ Cầu An hầu hết là tế lợn sống, hoặc đầu lợn sống.

- Lễ vật dâng thánh trong lễ cúng Hạ điền, Cầu bông là gà, xôi nếp.

- Lễ vật dâng thánh trong lễ cúng Bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành là gà, xôi nếp.

- Có 1 lễ hội duy nhất lễ vật là đồ chay (cơm chay, trái cây) là lễ Cầu An, đình Lộc Tiền, ấp Lộc Tiền, xã Mỹ Lộc. Lý giải: do cộng đồng cư dân vùng này đa số là tín đồ đạo Cao Đài.

- Không lễ hội nào ở Cần Giuộc có trò chơi dân gian.

- Tất cả lễ hội ở Cần Giuộc đều đọc sớ bằng âm Hán Việt chữ quốc ngữ.

- Không lễ hội nào ở Cần Giuộc có tổ chức rước (rước sắc, rước văn, rước nước, rước thánh).

- Việc tổ chức hát cho dân làng xem trong lễ hội, chỉ có hình thức tuồng và cải lương, nhưng hiện nay không còn.

- Lễ hội là cúng Miếu Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành, đa số có hát bóng rỗi, múa mâm vàng.

II. NGHỀ TRUYỂN THỐNG:

   Người dân Xã Hoà Khánh Đông sống chủ yếu là nghề nông, một phần nhỏ người dân làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và buôn bán nhỏ lẻ. Cây trồng chính của địa phương là lúa, bắp lai, đậu phộng, dưa hấu, rau màu các loại,…

III. NGHỆ THUẬT CỔ TRUYỀN:

   Xã Hoà Khánh Đông còn tồn tại các nghệ thuật truyền thống như nhạc tài tử, nhạc lễ.

IV. PHONG TỤC TẬP QUÁN:

   Phong tục tập quán ở xã Hoà Khánh Đông về cơ bản cũng giống như các xã khác trong huyện Đức Hoà.  Cụ thể:

- 9 phong tục: Thôi nôi, đầy tháng, Thờ cúng gia tiên, Rằm tháng Giêng, Thanh minh tảo mộ, Đoan Ngọ, Xá tội vong nhân (rằm tháng 7), trung thu, cúng ông Công ông Táo là còn nhiều người theo.

- 3 phong tục mừng thọ, lên lão, cúng thổ địa là có ít người theo.

   Việc bảo lưu phong tục tập quán ở xã Hoà Khánh Đông không mang giá trị tuyệt đối về mức độ bảo lưu từng phong tục. Cụ thể trong 9 phong tục tập quán còn bảo lưu, có những phong tục cộng đồng còn lưu giữ nhưng không còn giữ đúng như giá trị của nó do nhiều điều kiện khác nhau.

V. VĂN HÓA ẨM THỰC:

   Xã Hoà Khánh Đông hiện có các món ăn đặc sản là mắm còng, cua lột, tôm sú, cốm ngò, lịch cũ. - Món ăn nổi tiếng nhất ở Cần Giuộc: cốm ngò.

VI. TRI THỨC DÂN GIAN

Xã Hoà Khánh Đông hiện còn:- 2 người biết bói toán, xem phong thủy. - ..... thầy lang gia truyền. - 2 thầy cúng

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh